Với những ngôi nhà phố có diện tích hạn chế thì việc giải quyết làm sao cho khỏi cảm giác chật chội là điều được các chủ nhà và KTS quan tâm hàng đầu, khi đó, kiến trúc nhà lệch tầng là một giải pháp thích hợp vừa tận dụng tối đa diện tích lại giúp thông thoáng cho ngôi nhà. Năm 2009, công ty Tiến Phát Số Tám đã xây dựng công trình áp dụng kỹ thuật nhà lệch tầng cùng hệ thống giếng trời, tạo sự thông thoáng cho nhà ống cho cô Thanh tại Bình Thạnh.
1. Sơ lược về dự án:
- Chủ đầu tư: Cô Thanh
- Địa điểm: Bình Thạnh
- Diện tích sàn: 3,4 m x 14 m
- Quy mô: Trệt, 1 lầu, sân thượng – mái tôn
2. Giải pháp nhà lệch tầng
Như đã thấy nhà cô Thanh là dạng nhà ống điển hình tại các đô thị lớn. Vì vậy để tạo sự thông thoáng công ty Tiến Phát Số Tám áp dụng kiến trúc lệch tầng cùng với hệ thống giếng trời.
Trước đây, dạng kiến trúc nhà lệch tầng thường áp dụng cho nhà lô phố, diện tích hẹp nhằm tận dụng các không gian trước và sau, giảm chiều cao của cầu thang, tạo ra sàn lửng. Nhưng ngày nay, nhà ở dạng lệch tầng được áp dụng đa dạng trong các công trình kiến trúc bởi sự tiện ích cũng như của nó.
Bản chất nhà lệch tầng là có độ chênh cốt giữa các không gian. Vì vậy, làm nhà cao tầng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tính chất sử dụng không gian, sở thích cá nhân, số lượng người trong gia đình, diện tích… Không muốn bí bách, đơn điệu trong một không gian nhà ống, nên người ta muốn thay đổi, nhất là khi điều kiện mặt bằng chật hẹp hoặc bị gò bó vào một khuôn khổ nhất định thì việc thay đổi các cao độ sẽ mang lại cảm giác lạ, mới mẻ cho không gian.
Nhà lệch tầng thường có hai dạng chính:
- Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên vài bậc để phân chia không gian với phần trước nhà. Từ độ cao của phần sau, thiết kế cầu thang đi lên tầng và cứ đan qua đan lại để lên các tầng khác. Với cách này, mặt bằng nền của các tầng sẽ lệch nhau.
- Thay vì nâng nền phần sau lên vài bậc, tạo ra một sàn lửng, có cầu thang đi lên, xem như tầng lửng. Như vậy, phần sau nhà có độ cao chỉ vào khoảng 2,5 m, dùng để xe, kho hay nhà vệ sinh. Trên tầng lửng, có thể bố trí bếp và nhà ăn. Dạng thiết kế này hơi hạn chế là không nối rộng được không gian khi cần thiết.
3. Nhưng nhà lệch tầng cũng có một số nhược điểm nhất định:
Thứ nhất là tổng thể ngôi nhà về mặt giao thông bị chia ra bởi các cao độ khác nhau nối với nhau bằng cầu thang nên gây một số bất tiện khi gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già. Hơn thế nữa, nếu không làm toilet riêng theo từng tầng thì xảy ra tình trạng từ tầng này phải lên tầng kia dùng toilet.
Nhược điểm nữa là ở nhà lệch tầng, công năng sử dụng không linh hoạt bằng nhà thẳng tầng vì không gian đi lại bị giới hạn, chỉ bao quát trong tầm nhìn.. Ngoài ra, khi thiết kế và thi công nhà lệch tầng đòi hỏi tính toán kỹ cốt cao độ và bậc thang.
Trong trường hợp nhà hẹp và dài, lệch tầng có thể kết hợp với không gian cầu thang để thông thoáng chiếu sáng cho phần giữa nhà. Nhưng với dạng mặt bằng ngắn hoặc gần vuông, làm thẳng tầng hoặc áp dụng kiểu cầu thang thay đổi vị trí sẽ có tiện lợi về diện tích.
Với cấu trúc nhà cô Thanh, nhà hẹp và dài, việc xây lệch tầng kết hợp với giếng trời và không gian cầu thang lấy ánh sáng cho nhà. Ngoài ra nó còn tạo ra dòng khí đối lưu giúp ngôi nhà lúc nào cũng mát mẻ, không bị hầm bí như các nhà ống khác.
Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Hotline 0903 768 270 để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
—————————–
Ks.NGUYỄN MINH VŨ
Mobile/Zalo/Viber: 0903 768 270
Website: http://nguyenminhvu.vn/
Email: nguyenminhvu0801@gmail.com
Fb: https://www.facebook.com/minhvu.nguyen